aaPanel là một công cụ quản lý máy chủ web (web hosting control panel) mã nguồn mở. Nó được thiết kế để giúp quản lý và điều khiển các dịch vụ web trên máy chủ Linux một cách dễ dàng và tiện lợi. aaPanel cung cấp một giao diện đồ họa dễ sử dụng và nhiều tính năng hữu ích để quản lý máy chủ, bao gồm quản lý tài khoản người dùng, cài đặt và cấu hình các ứng dụng web như Apache, Nginx, PHP, MySQL, FTP, và nhiều hơn nữa.
Cách cài đặt và sử dụng aaPanel để quản lý VPS server Linux hoặc Ubuntu
Khi nhắc đến VPS server cụ thể là trên các hệ điều hành dựa trên Linux như Ubuntu hoặc Debian thì đối với một số bạn nghĩ rằng cần phải có kiến thức và kinh nghiệm cao siêu lắm mới có thể sử dụng được.
Điều này cũng đúng nhưng bạn hãy loại bỏ suy nghĩ đó bởi vì ItsmeIT thấy rằng thực sự nó không khó. Điều quan trọng là bạn có xác định muốn sử dụng VPS hay không. Bài viết này ItsmeIT sẽ hướng dẫn từng bước để cài đặt cũng như cách sử dụng aaPanel để quản lý VPS server Linux hoặc Ubuntu để bạn có thể dễ dàng quản lý VPS server của mình.

Bước 1: Cài đặt aaPanel trên VPS Linux hoặc Ubuntu
aaPanel hỗ trợ cho các hệ điều hành dựa trên Linux như Centos, Ubuntu các phiên bản 20.04, 22.04 hoặc mới hơn hoặc Deepin và Debian 10, 11 trở lên.
Lưu ý: Khi sử dụng aaPanel là bạn sẽ có tất cả các công cụ như Nginx/Apache/PHP và MYSQL vì vậy nếu bạn đã cài đặt những công cụ đó thì hãy xóa bỏ tất cả, đảm bảo hệ thống sạch.
Để cài đặt aaPanel trên VPS Linux bạn có thể sử dụng câu lệnh sau:
Dành cho Centos:
yum install -y wget && wget -O install.sh http://www.aapanel.com/script/install_6.0_en.sh && bash install.sh aapanel
Câu lệnh cài đặt aaPanel trên VPS Ubuntu hoặc Deepin:
wget -O install.sh http://www.aapanel.com/script/install-ubuntu_6.0_en.sh && sudo bash install.sh aapanel
Câu lệnh cài đặt aaPanel trên Debian Linux:
wget -O install.sh http://www.aapanel.com/script/install-ubuntu_6.0_en.sh && bash install.sh aapanel
Trong bài viết này ItsmeIT sẽ cài đặt aaPanel trên Ubuntu 22.04. Trong quá trình cài đặt bạn sẽ được yêu cầu xác nhận như cho phép SSL, đường dẫn thư mục, hãy nhập chữ “yes” hoặc “y” theo hướng dẫn hiển thị trên terminal. Ảnh chụp màn hình dưới đây để minh họa:

Như bạn thấy sau khi mình cài đặt aaPanel trên VPS Ubuntu 22.04 thành công với thời gian 2 phút thì mình nhận được URL để quản trị đó là “https://192.168.1.141:7800/”. Nếu bạn cài trên server thì kết quả cũng tương tự như vậy nhé.
Bước 2: Cài đặt Nginx hoặc Apache và PHP + MYSQL
Giữa Nginx và Apache đều là một máy chủ để bạn có thể chạy website điều này tùy bạn lựa chọn nhưng ItsmeIT thấy rằng Nginx dễ dàng sử dụng và quản lý cũng như cung cấp hiệu suất cao hơn so với Apache trong môi trường có tải nặng.
Như bạn thấy khi mình cài đặt aaPanel trên Ubuntu 22.04 sẽ nhận được URL quản trị (aaPanel Internet Address:) giống như trên ảnh chụp màn hình, bây giờ hãy copy và mở URL đó trên trình duyệt và đăng nhập với tài khoản và mật khẩu của bạn.

Lần đăng nhập đầu tiên bạn sẽ nhận được popup hiển thị chọn các công cụ như Nginx hoặc MYSQL để cài đặt. Như đã đề cập về cách sử dụng aaPanel để quản lý VPS trước đó, ItsmeIT sẽ chọn (LNMP Recommended) Nginx, Mariadb, PHP và phpMyadmin và bấm vào “One click” để cài đặt.
Quá trình cài đặt cần thời gian, hãy kiên nhẫn chờ đợi nó hoàn thành. Nếu bạn chờ quá lâu một tác vụ cài đặt thì hãy “restart” aaPanel bằng cách bấm vào “Home” và bấm “Restart” ở góc trên cùng bên phải.
Bạn cũng có thể bấm dấu (X) để tắt và làm quen với giao diện aaPanel trước. Để cài đặt các gói cần thiết bạn có thể mở “App Store” từ menu. Bạn cũng có thể dễ dàng cài đặt và thay đổi các phiên bản như PHP hoặc thay đổi phiên bản MYSQL trên aaPanel.
Bước 3. Cách cài đặt wordpress trên aaPanel
Để cài đặt một trang web trên aaPanel trước tiên hãy đảm bảo bạn đã cài đặt thành công Nginx hoặc Apache và PHP+MYSQL. Trên giao diện aaPanel bấm vào “Website->Addsite”, ở đây ItsmeIT sẽ bấm vào tab thứ 3 “Wordpress deploy” để cài đặt Wordpress trên aaPanel.

Nhập tên miền cũng như các thông tin cho trang web của bạn và bấm vào “Submit” để khởi tạo trang web. Để trang web hoạt động bạn cũng cần chắc chắn đã cấu hình DNS trỏ đến IP của VPS.
Khi hoàn thành bạn có thể kiểm tra bằng cách nhập “http://tenmiencuaban.com” lưu ý trang web chưa có SSL (https) nên bạn chỉ chạy được “http” thôi nhé. Hãy đọc tiếp bước sau để cài đặt SSL cho wordpress trên aaPanel.
Bước 4. Cách cài đặt chứng chỉ SSL cho website trên AAPanel
Để cài đặt chứng chỉ SSL cho website trên AAPanel và quản lý VPS, có 2 cách đơn giản là sử dụng “Let’s Encrypt” hoặc “Cloudflare”. Cả hai dịch vụ đều phù hợp.
Với “Let’s Encrypt”, bạn có tính năng tự động gia hạn SSL, chỉ cần cài đặt và cấu hình lần đầu. Còn với Cloudflare, bạn có thể đăng ký chứng chỉ SSL miễn phí với thời hạn lên đến 15 năm. Đây là những lựa chọn sử dụng aaPanel để quản lý VPS một cách tiện lợi và đảm bảo bảo mật cho trang web của bạn.
Cách 1: Cài SSL miễn phí cho website trên aaPanel sử dụng Let’s Encrypt
Bấm Website sau đó bấm vào tên miền của bạn trên giao diện aaPanel và tiếp tục bấm vào SSL. Chọn tên miền cần cài SSL và bấm “Apply”.

Chờ 1 lát để quá trình xác thực SSL được tiến hành cài đặt cho trang web của bạn. Khi nhận được thông báo thành công thì bấm “Force HTTPS” để chuyển hướng “http” thành “https”.

Cách fix lỗi không cài được SSL Let’s Encrypt trên aaPanel
Có 2 lỗi phổ biến khi bạn không thể cài đặt được SSL cho website khi sử dụng aaPanel để quản lý VPS.
Do mới cấu hình DNS, DNS trỏ đến IP của bạn chưa phân giải được tên miền dẫn đến không xác thực được SSL. Nếu bạn gặp lỗi này thì hãy bỏ qua bước này nhé, chờ khoảng vài giờ và kiểm tra trên tên miền trên trang dnschecker.org nếu nó đã trỏ đúng đến IP VPS của bạn thì có thể thực hiện lại.
Nếu bạn gặp lỗi “Invalid version. The only valid version for x50 9req is 0” không cài được SSL Let’s Encrypt trên aaPanel thì cách sử lý như sau:
Bấm vào “Files” trong menu của aaPanel, sau đó mở lần lượt các thư mục theo dường dẫn “/www/server/panel/class”. Tiếp tục tìm file có tên “acme_v2.py” bấm 2 lần để mở nó lên.

Khi trình chỉnh sửa file hiển thị hãy bấm “Ctrl + F” và tìm chuỗi “X509Req.set_version(2)” sau đó sửa thành “X509Req.set_version(0)” và bấm “Save” để lưu lại.

Bấm vào “Home” để trở về và bấm “Restart” ở góc trên cùng bên phải để khởi động lại aaPanel (Restart aaPanel). Bây giờ bạn có thể cài đặt lại SSL cho trang web của mình.
Note: Các lỗi khác bạn có thể thử tìm kiếm câu trả lời hoặc đặt câu hỏi trên forum.aapanel.com.
Cách 2: Cài đặt SSL trên aaPanel sử dụng Cloudflare
Trong hướng dẫn cài đặt và sử dụng aaPanel để quản lý VPS thì việc cài SSL cũng rất quan trọng, trong đó ItsmeIT sẽ sử dụng DNS và SSL của Cloudflare. Cloudflare cung cấp một giải pháp toàn diện cho việc tăng tốc và bảo mật trang web, bao gồm mạng phân phối nội dung (CDN), tường lửa ứng dụng web (WAF), bảo vệ DDoS và nhiều tính năng khác, giúp cải thiện hiệu suất và bảo mật trang web của bạn.
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Cloudflare:
Truy cập vào trang web của Cloudflare và đăng nhập vào tài khoản của bạn.
Bước 2: Thêm tên miền vào Cloudflare:
Sau khi đăng nhập, thêm tên miền của bạn vào Cloudflare bằng cách nhập tên miền vào ô “Add a website” trên trang chủ hoặc bằng cách chọn “Add a site” từ menu chính. Chọn “Free” hoặc có thể mua các gói tùy nhu cầu của bạn và bấm “Continue”.

Sau đó Cloudflare sẽ yêu cầu bạn cấu hình “NS” để sử dụng DNS của họ và bạn cần chờ cho đến khi Cloudflare xác nhận thành công. Cloudflare sẽ hướng dẫn bạn qua quá trình thêm tên miền.

Bước 3: Chọn loại chứng chỉ bảo mật “SSL/TLS”
Sau khi trang web của bạn đã được xác minh và kích hoạt thành công trên Cloudflare. Trong trang “SSL/TLS”, bạn có thể chọn loại chứng chỉ SSL mà bạn muốn sử dụng. Cloudflare cung cấp các tùy chọn như “Flexible SSL”, “Full SSL”, và “Full (Strict) SSL”. Các tùy chọn này cung cấp mức độ bảo mật khác nhau cho kết nối SSL hãy chọn tùy chọn thứ 3 là “Full” nhé.
Bấm vào “Origin Server” và bấm tiếp vào “Create Certificate” để tạo SSL.

Thiết lập như hình ành sau đó bấm “Create” để tạo SSL, lưu ý mục “Certificate Validity” tích chọn 15 năm.

Key Format: chọn “PEM” và copy lưu lại 2 mã trong ô “Origin Certificate” và “Private Key”. Lưu lại file để sau này sẽ cần dùng tiếp.
Một số cấu hình khuyến nghị của Cloudflare:
- Overview: Bật SSL/TLS Recommender
- Edge Certificates: Bật Always Use HTTPS/Opportunistic Encryption/TLS 1.3/Automatic HTTPS Rewrites
- Origin Server: Bật Authenticated Origin Pulls

Sau khi đã có 2 mã “Origin Certificate” và “Private Key” thì bây giờ mở aaPanel lên và bấm vào “Website” chọn tên miền và bấm vào “SSL” sau đó bấm vào tab “Other certificate” lần lượt nhập “Origin Certificate” và “Private Key” của Cloudflare trước đó.

Bấm “Save” để lưu lại SSL trên aaPanel và cũng bật “Force HTTPS”. Quay lại “Home” và bấm “Restart” (Restart server). Bạn có thể chỉ cần restart riêng Nginx thôi cũng được.
Xóa cache trình duyệt + cache Cloudflare nếu nó được bật và bây giờ trang web của bạn đã được sử dụng SSL và CDN Cloudflare miễn phí 15 năm.
Bước 5: Cách cấu hình SSL cho trang quản trị aaPanel
Khi sử dụng aaPanel để quản lý VPS ngoài việc cài SSL cho trang web thì bạn cũng nên thiết lập SSL cho trang quản trị aaPanel. Để làm điều này hãy bấm vào “Settings -> Security” tắt chức năng “Panel SSL” nếu nó đang được mở. Đợi vài giây để URL tự động load lại và bạn sẽ bật lại chức “Panel SSL”. Sau đó một popup thiết lập SSL được hiển thị, bây giờ bạn có thể chọn “Let’s encrypt” hoặc Cloudflare.
Sử dụng Cloudflare để thiết lập SSL
Ở bước 3 ItsmeIT đã nhắc bạn lưu lại 2 mã “Origin Certificate” và “Private Key” bây giờ bạn hãy chọn “I have certficate” ở mục “Cert Type” và nhập vào 2 mã SSL tương ứng và bấm “Submit”. Mặc dù đã cấu hình SSL Cloudflare cho aaPanel nhưng URL vẫn là IP nên hãy đọc bước 6 để tiếp tục nhé.

Sử dụng SSL Let’s encrypt để thiết lập SSL
- Nhập tên miền của bạn tại mục “Domain”.
- Có thể đổi port bất kỳ nhưng đảm bảo không trùng với các port của ứng dụng khác trên server.
- Chọn “Let’s encrypt” ở mục “Cert Type”, nhập email để nhận thông báo và bấm “Submit”.

Bước 6: Cấu hình tên miền (domain) thay cho IP trên aaPanel
Trang quản lý aaPanel của bạn hiện đang sử dụng địa chỉ IP để chạy trực tiếp chứ không phải là một tên miền vì vậy SSL chưa có tác dụng. ItsmeIT nhấn mạnh rằng bước này là quan trọng vì nếu bạn làm sai thì sẽ không thể truy cập trang quản trị aaPanel được nữa.
Để thay đổi IP bằng tên miền trên aaPanel hãy bấm vào “Settings” trên trang quản trị aaPanel:
- Domain: Nhập tên miền của bạn
- Panel port: Nếu bạn sử dụng SSL của Cloudflare thì hãy thay thế bằng 1 trong những port sau: 443|2053|2083|2087|2096|8443.

Như bạn thấy URL trang quản trị của mình đã được sử dụng SSL và thay đổi từ IP thành “https://itsmeit.co/2087” sau khi cấu hình tên miền (domain) thay cho IP trên aaPanel thành công.
Bước 7: Xử lý lỗi không truy cập được trang quản trị aaPanel
Trong khi sử dụng aaPanel để quản lý VPS cũng sẽ có một số lỗi sảy ra như khi bạn thay đổi IP hoặc tên miền, hoặc cài đặt SSL mà gặp lỗi không thể truy cập được bảng điều khiển nữa thi cách xử lý lỗi không truy cập được trang quản trị aaPanel như sau:
Sử dụng SSH để đăng nhập vào server và chạy lệnh bt 12
, hoặc chạy lệnh bt
và sử dụng lựa chọn 12 từ màn hình hiển trị trên terminal.
bt

Tiếp tục chạy lệnh bt 14
để xem thông tin aaPanel qua đó bạn sẽ nhận được URL chính xác của bạn.

Bước 8. Cách sử dụng SSL Cloudflare cho phpMyadmin aaPanel
Trước tiên hãy mở “App Store” tìm phpMyadmin trong danh sách và thực hiện cài đặt. Theo mặc định phpMyadmin sẽ sử dụng “http” và chạy qua cổng 888. Nếu bạn sử dụng “Let’s encrypt” thì sẽ không có vấn đề gì, nhưng nếu bạn sử dụng SSL Cloudflare thì bạn cần phải thay đổi 1 port khác cho phpMyadmin.
Những port HTTPS được Cloudflare cho phép là 443/2053/2083/2087/2096/8443. Ví dụ nếu aaPanel đang chạy port 8443 thì phpMyadmin sẽ phải sử dụng 1 port khác cho cấu hình “Open SSL”. Ở đây ItsmeIT đã chọn port 2087 cho phpMyadmin giống như ảnh chụp màn hình bên dưới.

Trong đó: Access port 888 là sử dụng HTTP, và port của OpenSSL là 2087 để sử dụng HTTPS. Để truy cập phpMyadmin thì bấm vào “Database” và bấm vào tab “phpMyadmin”.
Đó là 8 bước hướng dẫn cài đặt và sử dụng aaPanel để quản lý VPS Ubuntu hoặc Linux/Unix. Cài đặt aaPanel trên VPS Linux là quá trình quan trọng để bắt đầu quản lý VPS của bạn một cách hiệu quả. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào trong các bước trên, hãy để lại bình luận bên dưới hoặc bấm chát Facebook với Admin để nhận được sự hỗ trợ.
– Advertising –